Khi tiến hành quá trình xây dựng, sửa chữa, hoặc bảo dưỡng tường ngoài trời, một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu là chống thấm. Việc bảo vệ tường khỏi tác động của môi trường, nước mưa, và thời tiết xấu là một ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sự bền vững và an toàn cho công trình của bạn. Tuy nhiên, việc xác định giá chống thấm tường ngoài trời có thể là một thách thức.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ báo giá các cách chống thấm và các yếu tố ảnh hưởng đến giá chống thấm tường nhà ngoài trời. Chúng tôi sẽ đi sâu vào các yếu tố quyết định giá trị của báo giá, từ diện tích cần chống thấm đến loại chất liệu và phương pháp thực hiện. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về những yếu tố này và có nền tảng để đưa ra quyết định thông minh cho dự án của mình.
Bảng giá chống thấm tường nhà ngoài trời
HẠNG MỤC CHỐNG THẤM | Đơn giá |
Dịch vụ chống thấm vách nhà liền kế, Chống,
Lắp đặt màn chống thấm cho trần nhà |
120.000 VNĐ/m2 |
Sử dụng keo chống thấm tường ngoài trời | 240.000 VNĐ/m2 |
Chống thấm tường nhà bằng SIKA | 115.000 VNĐ/m2 |
Chống thấm tường nhà chung cư | 215.000 VNĐ/m2 |
Ốp gạch chống thấm tường ngoài | 250.000-300.000 VNĐ/m2 |
Chống thấm tường ngoài trời bằng xi măng | 65.000 VNĐ/m2 |
Chống thấm tường nhà mới xây | 125.000 VNĐ/m2 |
Đóng tôn chống thấm tường ngoài trời | 230.000 VNĐ/m2 |
Chống thấm chân tường ngoài trời | 205.000 VNĐ/m2 |
Chống thấm ngược tường nhà | 200.000 VNĐ/m2 |
Sơn chống thấm tường ngoài trời | 85.000 VNĐ/m2 |
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chống thấm tường nhà ngoài trời
Báo giá chống thấm tường ngoài trời có thể biến đổi dựa trên nhiều yếu tố quan trọng. Dưới đây là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá chống thấm tường ngoài trời:
- Diện tích cần chống thấm: Diện tích mà bạn muốn chống thấm là một yếu tố quyết định của bảng giá. Thường thì, diện tích lớn hơn đòi hỏi nhiều nguyên vật liệu và thời gian thi công hơn, do đó giá sẽ tăng tương ứng.
- Loại chất liệu và phương pháp chống thấm: Sự lựa chọn của bạn về loại chất liệu chống thấm và phương pháp thực hiện có ảnh hưởng lớn đến giá báo. Các loại chất liệu như xi măng, silicone, tôn hoặc màng chống thấm có giá trị khác nhau, và phương pháp chống thấm cũng có thể phức tạp hoặc đơn giản hơn, từ đó quyết định giá.
- Tình trạng hiện tại của tường: Nếu tường đã có các vết nứt hoặc hỏng hóc, bạn có thể cần thực hiện sửa chữa trước khi chống thấm. Sửa chữa này có thể tăng thêm chi phí.
- Địa điểm và vị trí công trình: Địa điểm của công trình có thể ảnh hưởng đến giá báo. Nếu công trình ở vị trí khó tiếp cận, độ cao, hoặc cách xa nguồn cung cấp vật liệu, chi phí vận chuyển và thời gian thi công có thể tăng.
- Yêu cầu bổ sung từ khách hàng: Nếu bạn có yêu cầu đặc biệt như màu sắc, tiêu chuẩn chất lượng cao cấp hoặc yêu cầu riêng, điều này cũng có thể tăng chi phí. Hãy đảm bảo bạn thông báo rõ ràng về những yêu cầu này để nhà thầu có thể đưa ra báo giá chính xác.
Nguyên nhân tường ngoài trời bị thấm nước
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thấm tường ngoài:
1.Khí hậu
Ở Việt Nam, đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa khá rõ rệt với thời thiết nắng nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều, nhiệt độ giữa các mùa trong năm chênh lệch khá lớn. Các khảo sát về địa chất đều cho thấy có khả năng gây nên hiện tượng co giãn liên tục, phá huỷ bề mặt và cấu trúc vật liệu xây dựng, gây rạn nứt tường, tạo điều kiện cho nữa xâm nhập, thấm ẩm từ chân tường, sàn nhà,…
2.Chất lượng vật tư
Trước đây, các công trình thường quét nước xi măng tinh lên tường để xử lý chống thấm. Bản chất của xi măng là hút nước rất mạnh, khi bị thuỷ hoá, xi măng biến tính, cứng lại tạo thành khoáng. Sau khi khô, các hạt xi măng len vào các khe kẽ của lớp vữa, điền đầy vào các lỗ rỗng, tăng độ sít đặc của tường lên. Nhờ vậy, khả năng tường chống thấm được cao hơn. Tuy thế, tường này vẫn bị thấm khi có nước tác động vào trong một thời gian dài.
3.Công trình thi công không đúng cách
Việc xây dựng hoặc thi công không đúng cách, bao gồm việc trong quá trình xây dựng, người thợ sử dụng cốt liệu bê tông không đúng quy chuẩn, hoặc không đủ vữa xi măng. Việc này tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông khiến nước thấm nhanh vào tường hơn. Và khi thi công lớp chống thấm mà không tuân theo quy trình, có thể dẫn đến lỗ hoặc khe hở mà nước có thể xâm nhập vào.
5 cách chống thấm tường nhà ngoài trời các nhà thầu hay áp dụng
Chống thấm tường nhà ngoài trời bằng Sika
Sơn chống thấm Sika có thể kể đến các là: Sika Latex TH, Sika Grout,Sikaproof Membrane, phụ gia chống thấm Sika Latex,Sikatop Seal 107…
Các bước thi công chống thấm tường ngoài nhà trời bằng Sika:
Chỉ cần pha theo tỉ lệ nhà sản xuất hướng dẫn nếu là dạng nhũ tương. Đối với dạng miếng dán chỉ cần phủ đều tay, bền chặc và đảm bảo không bị nhốt khí. Tuy nhiên dù sử dụng dạng nào cũng cần:
Quét 1 – 2 lớp phụ gia chống thấm làm lớp lót trên bề mặt bê tông để tạo độ kết dính tốt nhất.
Đợi lớp lót khô thì tiến hành quét hoặc gián lớp màng chống thấm đã chọn với độ dày hay kích thước phù hợp tùy loại.
Nếu là dạng quét thì sau khoảng 1h, đợi lớp thứ nhất khô tiến hành phủ tiếp lớp thứ 2. Trung bình sẽ cần 2 – 3 lớp.
Nếu là dạng miếng dán thì cần quét một lớp vữa bảo vệ phù hợp lên bề mặt miếng dán chống thấm để chất lượng chống thấm được tốt hơn.
Đóng tôn chống thấm tường nhà ngoài trời
Kỹ thuật ốp tôn hay bắn tôn chống thấm tường ngoài trời có thể có chút khác biệt giữa cá nhà thầu. Tuy nhiên quy trình cơ bản của hạng mục này sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết cho quy trình chống thấm bao gồm:
- Tôn chống thấm
- Sắt không gỉ làm khung
- Các loại ốc vít
- Máy bắn tôn…
Bước 2: Xử lý bề mặt cần thi công chống thấm
Làm sạch bề mặt tường nhà trước khi chống thấm: loại bỏ sạch sẽ bụi bẩn, tạp chất hoặc rêu mốc có trên tường nhà. Nếu tường cũ đã xuống cấp có vết nứt vỡ thì cần trám kín các vết nứt trước khi thi công, bóc các lớp vữa yếu…
Bước 3: Thi công đóng tôn chống thấm tường
- Thợ thi công sẽ tiến hành dựng khung sắt cố định, gắn chặt vào tường
- Tiến hành bắn tôn lên khung sắt để bảo vệ, chống thấm, che chắn tường
- Sau khi hoàn tất ốp tôn trên bề mặt tường thi dùng keo chống thấm chuyên dụng để bịt chặt các mối vít và khe hở giữa các tấm tôn.
Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu tấm tôn cần được ép chặt vào tường, tránh các khe hở khiến nước lọt. Khung sắt cũng phải được cố định chắc chắn tránh tình trạng bong tróc, bung hoặc rơi… gây nguy hiểm.
Bước 4: Tiến hành thử nước và nghiệm thu
Thử nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm sau đó khách hàng có thể nghiệm thu công trình.
Keo chống thấm tường nhà ngoài trời
Một vài trường hợp, ngồi nhà xuất hiện thấm đột chỉ tại một vài vị trí trên tường nhà, trần nhà. Vậy giải pháp xử lý là gì? Chắc chắn không thể xử lý toàn bộ tường, trần. Trong trường hợp này, keo chống thấm trần nhà sẽ là dụng cụ “chữa cháy” tốt nhất. Ngoài ra các loại keo này còn được dùng tại các vách xông, ban công… giúp chống thấm tại những vị trí này rất hiệu quả. Những loại keo chống thấm được tin dùng nhất như: Keo chống thấm AS – 4001SG; Neomax 820, Silicone, RTV,
Việc sử dụng keo chống thấm tường ngoài trời để đạt hiệu quả cao các bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Để tiến hành chống thấm cho tường nhà các bạn quét lớp keo chống thấm lên bề mặt tường nhà. Tùy theo từng loại sản phẩm để thi công 1 hoặc nhiều lớp lên trên tường.
- Bề mặt chống thấm cần phải bằng phẳng. Cần làm sạch các vết bụi bẩn, dầu mỡ để hiệu quả thu về là cao nhất.
- Các lớp keo chống thấm tường ngoài phải vuông góc với nhau theo chiều từ trên xuống. Khi quét lớp sau phải đảm bảo yêu cầu về độ khô và thời gian chờ của lớp quét trước. Tùy theo từng loại keo mà những yêu cầu này có sự khác nhau.
- Liều lượng sử dụng cũng là điều cần thiết, vì thế hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có ghi chi tiết trên bao bì của vật liệu. Thông thường, độ dày trung bình của lớp keo chống thấm là 1mm và liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2-6kg/m2.
- Lưu ý việc trộn keo, pha keo chống thấm đủ liều lượng phù hợp với thời gian thi công. Tránh việc pha trộn quá nhiều sẽ gây lãng phí vì thi công không hết. Hơn nữa, thi công nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng keo vì thời gian chờ thi công quá lâu.
Sơn chống thấm tường nhà ngoài trời
Sơn chống thấm là loại vật liệu thông dụng được ưu chuộng nhất. Hầu hết các ngôi nhà mới xây đều lựa chọn sử dụng. Không những mang lại khả năng chống thấm mà chúng còn làm giảm độ bám dính của nấm mốc. Từ đó bảo vệ được tính thẫm mỹ cho ngôi nhà.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sơn có sản phẩm sơn chống thấm chất lượng như:
- Sơn chống thấm tường ngoài trời Kova
- Sơn chống thấm tường ngoài trời Dulux
- Sơn chống thấm tường ngoài trờ MyKolor
- Sơn chống thấm Jotun
- Sơn chống thấm Joton
- Sơn chống thấm Nippon
- Sơn để chống thấm Spec
Các bước thi công sơn chống thấm tường nhà ngoài trời như sau:
- Trước tiên bạn cần làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt sạch sẽ
- Làm phẳng bề mặt, thi công bả tường, vá lại những vị trí lỗ rỗ
- Với những vết nứt lớn cần trám lại bằng vữa có phụ gia chống thấm
- Phun nước để tạo độ ẩm cho bề mặt. Đảm bảo bề mặt đạt chuẩn độ ẩm dưới 16%
- Đầu tiên cũng cần chuẩn bị vật liệu, dụng cụ chuyên dùng như: bê tông, cát, xi măng, chổi,… Trộn vữa chống thấm 1 hoặc 2 thành phần.
- Sau đó quét lên bề mặt tường ngoài cần thực hiện chống thấm
- Hoặc cũng có thể sử dụng sơn chống thấm hay các chất chuyên dùng để chống thấm cho tường ngoài.
Chống thấm tường nhà ngoài trời bằng xi măng kết hợp phụ gia chống thấm
Xi măng với khả năng chống thấm vượt trội cho mọi công trình,; trung bình lớp tường sử dụng vật liệu chống thấm có thể kéo dài thời gian sử dụng lên tới 25 năm. Đặc biệt, chúng còn có khả năng ngăn ngừa các tình trạng muối hóa; nồm ẩm; ăn mòn; tạo bề mặt luôn sạch đẹp. Không chỉ vậy, việc thi công chống thấm còn đem lại hiệu quả thi công dễ dàng, nhanh chóng hơn với mức giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại xi măng thông thường. Vì vậy giải pháp xử lý chống thấm tường ngoài trời bằng xi măng được nhiều hộ gia đình lựa chọn.
Cách chống thấm:
Trước tiên, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng cách cạo sạch lớp sơn cũ. Sau đó, bạn tiến hành trộn hỗn hợp xi măng và phụ gia. Bạn có thể dùng sơn chống thấm Kova gốc xi măng trộn theo tỷ lệ 10kg Kova với 2kg xi măng. Sử dụng hỗn hợp được trộn nhuyễn lăn lên chân tường bị thấm. Đợi lớp vừa quét khô thì tiến hành sơn phủ bên ngoài để cải thiện thẩm mỹ cho tường.
Những lưu ý khi thi công chống thấm tường nhà ngoài trời
Theo các chuyên gia chống thấm thì khi bạn sử dụng các loại sơn chống thấm cao cấp sẽ giúp chống thấm hiệu quả hơn. Ngoài ra chúng ta cần chú ý đến kỹ thuật sơn cũng là một yếu tố quan trọng giúp tăng khả năng chống thấm cho tường nhà.
Đối với tường nhà đã qua sử dụng
Công việc đầu tiên là làm sạch bề mặt tường bao gồm: bụi bẩn, rong rêu, xử lý các vết nứt trên mặt tường,… Mục đích của việc làm sạch là làm tăng khả năng bám dính của sơn chống thấm lên bề mặt tường.
Khi bề mặt tường sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm nhỏ (dưới 16%) thì bạn tiến hành sơn chống thấm. Đầu tiên bạn cần sơn phủ lớp chống kiềm, chờ cho lớp sơn này khô thì mới sơn 1-2 lớp sơn chống thấm.
Đối với tường nhà mới
Thực hiện chống thấm ngay từ đầu thì hiệu quả sẽ cao nhất.
Cách thực hiện: Dùng loại bột trét tường dành cho tường ngoài trời sau đó phủ kín bề mặt. Dùng dụng cụ chuyên dụng chà phẳng bề mặt, sau đó sơn một lớp sơn lót, tiếp theo là sơn chống thấm.
Dịch vụ chống thấm tường nhà ngoài trời chuyên nghiệp tại TPHCM
Chống Thấm Anh Quân là đơn vị thi công chống thấm tường nhà uy tín tại TPHCM, luôn đặt chất lượng lên trên hết. Công thức siêu việt để tạo nên gói tiện ích chống thấm tường ngoài trời tại Anh Quân chính là:
- Thời gian tiếp nhận tư vấn, khảo sát thực tế, báo giá và ký hợp đồng nhanh chóng, tiện lợi.
- Cam kết thi công đúng tiến độ và kỹ thuật đã quy định trong hợp đồng. Linh hoạt thời gian thi công để phù hợp với khách hàng nhất.
- Chăm sóc khách hàng, bảo hành sau thi công đến tận 36 tháng. Bảo dưỡng định kì 06 tháng một lần.
- Độ bền cao, tường không bị thấm lại trong vòng 7-10 năm tùy thực tế sử dụng.
Trên đây là những phương pháp cũng như bảng báo giá chống thấm tường nhà ngoài trời sơ bộ cho quý khách hàng tham khảo. Mọi nhu cầu cần tư vấn và hỗ trợ về giá thi công chống thấm tường ngoài trời. Khách hàng có thể liên hệ cho Anh Quân 24/24 tại hotline: 0946.877.268